Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Để tuân thủ các yêu cầu của MiCA, các stablecoin chưa được cấp phép phải tuân theo một số hạn chế nhất định đối với người dùng ở EEA (Khu vực kinh tế Châu Âu). Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấp vào đây.
Giá đánh dấu là một cơ chế được sử dụng trong giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hóa nhằm mục đích đảm bảo định giá các hợp đồng tương lai một cách công bằng và chính xác.
Chỉ số giá được dùng để giảm bớt rủi ro phát sinh từ biến động giá và hành vi thao túng thị trường bằng cách cung cấp điểm tham chiếu ổn định hơn. Thay vì sử dụng giá gần nhất của tài sản, Chỉ số giá xem xét giá của tài sản trên nhiều sàn giao dịch. Để tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa Giá đánh dấu và Giá gần nhất, vui lòng tham khảo What Is the Difference Between a Futures Contract’s Last Price and Mark Price? [Sự khác biệt giữa Giá cuối cùng và Giá đánh dấu của Hợp đồng tương lai là gì?]
Trên Binance Futures, giá đánh dấu của hợp đồng được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm giá gần nhất của hợp đồng, chuỗi bid1 và ask1 từ sổ lệnh, funding rate và mức trung bình tổng hợp của giá giao ngay của tài sản trên các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn.
Chỉ số giá được dùng để tính Giá đánh dấu và dựa trên giá giao ngay trung bình trọng số của tài sản trên nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa.
Chỉ số giá là thành phần chính cấu thành nên Giá đánh dấu. Chỉ số giá đại diện cho giá trị trung bình trọng số của tài sản cơ sở trên các sàn giao dịch giao ngay lớn, phản ánh giá trị thị trường hợp lý của hợp đồng tương lai. Chỉ số giá được cập nhật liên tục để tính đến bất kỳ thay đổi nào về giá giao ngay của tài sản hoặc trọng số trên sàn giao dịch được sử dụng trong phép tính.
Tại Binance, Chỉ số giá cho các Hợp đồng tương lai USDⓈ-M phụ thuộc vào giá từ các sàn giao dịch, chẳng hạn như Binance, KuCoin, OKX, HitBTC, Gate.io, Ascendex, MEXC, Coinbase, Kraken, Bitget, Bitfinex, Bybit, PancakeSwap (BNB Chain), Uniswap (Ethereum) và Raydium (Solana).
Các thành phần PancakeSwap (BNB Chain), Uniswap (Ethereum) và Raydium (Solana) sẽ có sẵn trong các hợp đồng được niêm yết từ ngày 10/02/2025 trở đi, tùy thuộc vào tình trạng sẵn có và sự ổn định của nguồn cấp giá.
Binance có quyền thay đổi các yếu tố cấu thành chỉ số giá tùy từng thời điểm mà không cần thông báo trước.
Bạn có thể xem Thông tin về chỉ số giá theo thời gian thực trên trang web Binance.
Chỉ số giá được tính như sau:
Chỉ số giá = Tổng của (Phần trăm trọng số trên sàn giao dịch A * Giá giao ngay của ký hiệu trên sàn giao dịch A + Phần trăm trọng số trên sàn giao dịch B * Giá giao ngay của ký hiệu trên sàn giao dịch B +...+ Phần trăm trọng số trên sàn giao dịch N * Giá giao ngay của ký hiệu trên sàn giao dịch N)
trong đó:
Xin lưu ý: Trong trường hợp giá biến động mạnh hoặc sai lệch đáng kể so với Chỉ số giá, Binance sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ bổ sung, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc thay đổi các yếu tố cấu thành Chỉ số giá.
Binance áp dụng các biện pháp bảo vệ bổ sung để ứng phó tình trạng hiệu suất thị trường kém trong trường hợp sàn giao dịch giao ngay ngừng hoạt động hoặc gặp sự cố kết nối:
Bạn có thể tham khảo thông tin mới nhất về Chỉ số giá trên sàn giao dịch để biết thông tin cập nhật theo thời gian thực.
Lưu ý:
Bạn có thể coi Chỉ số giá là “Giá giao ngay”. Hãy xem cách tính Giá đánh dấu của tất cả các phép tính Lãi lỗ chưa ghi nhận. Lưu ý rằng Lãi lỗ đã ghi nhận vẫn dựa trên giá thị trường thực tính.
Giá đánh dấu đưa ra ước tính tốt hơn về giá trị "thực" của hợp đồng so với giá Hợp đồng tương lai vĩnh cửu, vì Giá đánh dấu ít biến động hơn trong ngắn hạn. Binance sử dụng Giá đánh dấu để ngăn chặn trường hợp thanh lý không cần thiết và ngăn chặn các hành vi thao túng thị trường của những kẻ xấu.
Trên Binance Futures, Giá đánh dấu được tính dựa trên một số yếu tố. Những yếu tố này bao gồm giá gần nhất của Hợp đồng Tương lai, chuỗi bid1 và ask1 từ sổ lệnh, Funding Rate và mức trung bình tổng hợp của giá Spot của tài sản cơ sở trên các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn.
Phương pháp tính Giá đánh dấu có mối liên quan chặt chẽ với Funding Rate và ngược lại. Vì lãi lỗ chưa ghi nhận là yếu tố chính trong việc kích hoạt thanh lý, nên điều quan trọng là phải tính toán chính xác để tránh trường hợp thanh lý không cần thiết. Tài sản cơ sở của Hợp đồng vĩnh cửu đại diện cho giá trị "thực" của hợp đồng và Chỉ số giá – giá trung bình từ các thị trường lớn – đóng vai trò là thành phần chính của Giá đánh dấu.
Giá đánh dấu được tính bằng công thức sau:
Giá đánh dấu = Trung bình (Giá 1, Giá 2, Giá hợp đồng)
Trong đó:
Lưu ý: Phí funding được giao dịch giữa những người nắm giữ vị thế long và short, còn Binance đóng vai trò là trung gian trung lập trong giao dịch.
Đường trung bình động (2,5 phút) được tính là giá trị trung bình của 30 điểm dữ liệu trong khoảng thời gian 2,5 phút. Điểm dữ liệu được tính 5 giây một lần bằng cách lấy giá trị trung bình của giá mua và giá bán, sau đó trừ đi Chỉ số giá.
Công thức là:
Đường trung bình động (2,5 phút) = Tổng của [(Bid1_i + Ask1_i)/2 - PI_i]/30
trong đó:
Vui lòng tham khảo Chỉ số giá của từng Hợp đồng tương lai USDⓈ-M để biết thêm chi tiết.
Cách tính giá đánh dấu trung bình:
Xin lưu ý: Giá đánh dấu có thể sai lệch so với giá giao ngay do thị trường biến động dữ dội hoặc sai lệch về nguồn giá. Trong những trường hợp như vậy, Binance sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ bổ sung, chẳng hạn như tính Giá đánh dấu = Giá 2.
Trong quá trình nâng cấp hệ thống hoặc trong thời gian ngừng hoạt động, khi tất cả hoạt động giao dịch bị tạm dừng, hệ thống sẽ tiếp tục tính Giá đánh dấu theo công thức chuẩn. Tuy nhiên, Đường trung bình động (2,5 phút) trong Giá 2 sẽ được đặt thành 0 cho đến khi hệ thống trở lại bình thường.
Trước ngày chuyển giao:
Đường trung bình động (Bid1 + Ask1) / 2 - Chỉ số giá), được tính mỗi phút trong khoảng thời gian 2,5 phút.
Vào ngày chuyển giao:
Giá đánh dấu trước 14:29:59 ngày 25/09/2020 (Giờ Việt Nam)
= Chỉ số giá + Đường trung bình động (2,5 phút)
= Chỉ số giá trung bình, được tính mỗi giây trong khoảng thời gian từ 14:30:00 đến 14:59:59 (Giờ Việt Nam) vào ngày chuyển giao.