Bài viết này, Cừu Non sẽ chia sẻ về nguyên tắc 50-30-20 khi lập ngân sách cho việc đầu tư với newbie. Đây là một nguyên tắc đơn giản mà Cừu thấy rất hiệu quả và dễ áp dụng 😚.
Nguyên tắc 50/30/20 là gì?
Nguyên tắc 50/30/20 là một phương pháp lập ngân sách dễ dàng giúp Cừu quản lý tiền của mình một cách hiệu quả và bền vững.
Đơn giản, thu nhập hàng tháng (từ lương/kinh doanh) của Cừu sẽ chia ra làm 3 phần:
50% cho nhu cầu cơ bản (nhà ở, sinh hoạt, đi lại, ăn uống hàng ngày, ... )
30% cho mong muốn (đi chơi, phụng dưỡng cha mẹ, shopping, du lịch, ...)
20% để tiết kiệm
Tuỳ vào nhu cầu và mức sống ở các địa điểm khác nhau, Cừu có thể điều chỉnh giữa 50 và 30 nhưng luôn dành ra ít nhất 20% tiết kiệm.
Giả sử, Cừu Non đi làm thu nhập 10 triệu mỗi tháng. Ngay từ khi có tiếng "ting ting" báo hiệu lương về 😀, Cừu phải chuyển ngay 2 triệu vào mục Tiết Kiệm, để riêng và để xa tầm mắt.
Cứ như vậy đều đặn thì chỉ sau 5 tháng, 1 năm, Cừu sẽ có một khoản tiền vừa phải từ 10 triệu đến hơn 20 triệu, hoặc hơn do cộng thêm lãi suất từ ngân hàng. Số tiền này đã đủ để Cừu có thể cân nhắc trích ra 30% đến 50% để nghiên cứu một kênh đầu tư.
Nếu bạn làm ngược lại, tức cứ chi tiêu đến cuối tháng mới chuyển số còn dư vào Tiết Kiệm (hoặc không Tiết Kiệm) thì rất khó để gây dựng một khoản tiền lớn.
Chung quy lại, tiền đầu tư đến từ số tiền Tiết Kiệm chúng ta để riêng ra, không dùng tới. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, số tiền nhỏ.
Kiên trì để dành ít nhất 20% thu nhập mỗi tháng có thể giúp bạn xây dựng một kế hoạch tiết kiệm tốt hơn, bền vững hơn và có tiền đầu tư, dù mục tiêu cuối cùng của bạn là xây dựng một quỹ phòng thân, kinh doanh hay thậm chí là mua nhà.
Bạn có thấy nguyên tắc 50/30/20 hợp lý không? Nếu bạn thấy thích một tỷ lệ khác hơn, comment dưới đây nhé!
Dù "chơi" crypto hay chứng khoán, hay mua bảo hiểm, hay đi vay ngân hàng, tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính đều có đặc thù và độ phức tạp nhất định mà nếu không tìm hiểu, Cừu dễ trở thành con mồi để Sói ăn thịt... 😱
Tuy nhiên, số bài học trên trường lớp quá ít ỏi nên Cừu đành phải học ở trường đời 🫠...
Qua bao năm lăn lộn, Cừu Non xin chia sẻ 5 bí kíp mà trường đời đã dạy để Cừu "bớt ngây thơ" khi áp dụng vào crypto:
1. Tìm hiểu kỹ về các khái niệm, hiện tượng cơ bản
Trước khi cầm số tiền tiết kiệm bao năm đi đầu tư, Cừu cần phải tập làm quen với các khái niệm, thuật ngữ, hiện tượng cơ bản của giới Crypto, đặc biệt là các tips bảo mật tài khoản và các trường hợp bị hack, bị lừa... 🤕
Nếu bạn vẫn chưa hiểu Blockchain, Vốn Hoá Thị Trường, Cá Mập hay FOMO, FUD, thị trường Bò, thị trường Gấu, ... là gì thì Cừu khuyên bạn nên giữ tiền trong ví đã.
Bạn vào academy.binance.com, hãy đọc một số khái niệm cơ bản để làm quen với kiến thức căn bản.
2. Chỉ trích một khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư
Cừu luôn chỉ coi đầu tư à một phương tiện để kiếm thêm, chứ không sống chết với nó. Cần kiềm chế lòng tham. Cừu chỉ trích 1 tỷ lệ vừa phải khoảng 30% số tiền tiết kiệm để mua coin. Nếu có thua lỗ hết số tiền này, Cừu cũng không quá xa bờ... không bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không phải ra ... đê 😱...
3. Đầu tư bền vững, đầu tư dài lâu 🤑
Vì mới chơi crypto nên Cừu rất sợ scam và độ rủi ro khổng lồ từ "shitcoin" hay các dự án trôi nổi. Túm lại khi mất tiền bởi các dự án đồn thổi này thì cũng không có cách nào để "đòi" lại tiền 🥲🥲🥲...
Do đó, Cừu phải tìm hiểu kỹ và bắt đầu với việc mua coin top, độ rủi ro vừa phải như BTC, ETH rồi "hodl" một thời gian từ vài tuần đến vài tháng, có lời thì chốt bán.
Cừu cũng tránh việc trade, giao dịch hàng ngày, trade quá độ dẫn đến mất ăn mất ngủ.
Có một vài chiến lược đầu tư dài hạn như chiến lược Trung Bình Giá, hoặc Staking trên Simple Earn và Đầu Tư Tự Động trên Binance Earn, bạn có thể tìm hiểu thêm.
4. Đặt mục tiêu đầu tư
Đầu tư mà không đặt mục tiêu thì biết bao giờ mới chốt lời để ôm tiền về 🥲.
Mục tiêu Cừu đề ra thường là mục tiêu nhỏ, lời lãi vừa phải để tối yên tâm đi ... ngủ.
Để cho dễ thì sau khi mua, Cừu đặt một lệnh Chốt Lời/Take-Profit ở giá mình mong muốn trên Orderbook. Tương tự như lệnh Cắt Lỗ/Stop-Loss nếu Cừu thấy không "gồng" lỗ nổi nữa 😚.
5. Tránh FOMO và FUD
FOMO và FUD là 2 hiện tượng không mấy "lành mạnh" trong giới crypto. Các hiện tượng này ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của newbie như Cừu, khiến Cừu mua bán một cách vội vã, vô tội vạ để theo kịp trend. Kết quả lúc nào cũng làm Cừu thất thoát tài sản và cảm giác bị stress.
Do đó Cừu lúc nào cũng khuyên bạn nên chọn lọc thông tin cẩn thận, hiểu được cặn kẽ vấn đề vì sao lại xuất hiện một trend nào đó để tránh bị "dắt mũi" bởi bầy Sói.
Trên đây là 5 bí kíp bỏ túi mà Cừu Non sử dụng khi chân ướt chân ráo vào Crypto. Còn bạn thì sao? Bạn sử dụng hay thích bí kíp nào?
Bầy Cừu Non cuối cùng đã tạo được tài khoản Binance với ước mơ gia nhập "đồng cỏ" crypto mới mẻ. Tuy nhiên, lý do vì đâu tài khoản chưa thể nạp tiền, cũng không trade hay đầu tư được? Cừu Non nào đâu biết, đó là do tài khoản chưa KYC...
KYC (Xác Minh Danh Tính) là viết tắt của “Know Your Customer” hoặc "Know Your Client”. Đây là một quy trình quan trọng và bắt buộc của hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ tài chính như ngân hàng, ví điện tử, sàn giao dịch trong đó có Binance.
KYC là bước tìm hiểu về "thân thế" của khách hàng của các công ty/dịch vụ tài chính. Mục đích của nó cơ bản là để đảm bảo "vị khách hàng" này không phải là một tên "tội phạm" đang cố lợi dụng các dịch vụ của công ty để thực hiện các hành vi phạm pháp.
Một ví dụ cơ bản của KYC khi Cừu Non mở tài khoản ngân hàng đó là phải ra ngân hàng cung cấp giấy tờ tuỳ thân và thông tin như:
Căn cước công dân
Chụp hình khuôn mặt
Cung cấp số điện thoại
Địa chỉ cư trú.
Sau khi ngân hàng có các thông tin cơ bản trên và xác nhận Cừu Non là "người trong sạch" (hehe), lúc đó Cừu Non mới được cấp một tài khoản + một cái thẻ để bắt đầu sử dụng.
Tương tự như vậy, Cừu Non cũng phải thực hiện quy trình KYC trên Binance qua các bước:
Điền Quốc Gia cư trú
Nhập thông tin cá nhân
Upload mặt trước và mặt sau của CCCD (hoặc passport)
Upload một ảnh selfie
Hoàn tất xác minh khuôn mặt (facial recognition)
Sau khi hoàn thành, lúc này Cừu Non mới bắt đầu nạp tiền vô account Binance rồi lên đầu tư crypto.
Bạn nào gặp khó khăn ở bước Xác Minh Danh Tính tài khoản (KYC), comment dưới đây để Cừu Non trả lời nhé.