Sự “lạc quan thận trọng” đang dần trở lại với thị trường tiền điện tử – và điều đó hoàn toàn có cơ sở.
Mỹ vừa tuyên bố hạ mức thuế nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc cũng giảm thuế xuống chỉ còn 10% từ mức 125%. Cả hai động thái này đều áp dụng trong khung thời gian tạm thời 90 ngày.
Diễn biến này khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng con đường để Bitcoin thiết lập đỉnh giá mới đang dần sáng tỏ. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Bitcoin sắp bước vào một phép thử thực sự trong thế giới thực, nhằm xác định liệu vai trò của nó chỉ là công cụ đầu cơ hay là hàng rào phòng ngừa hiệu quả trong bối cảnh hậu thuế quan.
Ngày Giải phóng như thế này phải không em?
Kể từ “Ngày Giải phóng” 2/4 – thời điểm đàm phán thuế quan được khởi động – Bitcoin đã vượt trội hơn thị trường chứng khoán.
Ngay cả khi thị trường chứng khoán lao dốc trong tháng 4, Bitcoin vẫn giữ được đà tăng và dẫn dắt đợt phục hồi của thị trường. Chẳng hạn, chỉ số S&P 500 giảm tới 12% trong tuần sau “Ngày Giải phóng”, trong khi BTC chỉ sụt nhẹ 5%.
Điều đáng chú ý hơn cả: đà vững vàng của Bitcoin diễn ra bất chấp việc các quỹ ETF BTC ghi nhận dòng vốn rút ra hàng tuần lên tới 1 tỷ USD.
Biến động giá này đã góp phần củng cố vai trò của Bitcoin như một tài sản phòng ngừa chiến lược – một “nơi trú ẩn an toàn” khi thị trường biến động mạnh.
Tuy nhiên, khi các rủi ro vĩ mô dần hạ nhiệt, liệu Bitcoin có tiếp tục thể hiện sức mạnh, hay chỉ đơn thuần đang sống nhờ làn sóng tin tức?
Nhà đầu tư điều chỉnh theo tín hiệu vĩ mô
Trước sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô, thị trường đang nhanh chóng định vị lại. Hợp đồng tương lai S&P 500 đã tăng 3% tại thời điểm viết bài, trong khi các cổ phiếu công nghệ lớn quay trở lại vùng xanh.
Trong khi đó, thị trường trái phiếu ghi nhận làn sóng bán tháo, với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng gần 6%, đạt mức 4,433%, phản ánh chi phí vay mượn của chính phủ đang gia tăng.
Vốn đầu tư rủi ro bắt đầu quay trở lại, và thời điểm này có thể là bước ngoặt quan trọng. Bitcoin đang tiến sát vùng kháng cự mạnh tại mốc 106.000 USD – ngưỡng then chốt cho câu chuyện “tài sản phòng thủ” của đồng coin này.
Câu hỏi đặt ra: Liệu BTC có giữ vững vị thế như một công cụ phòng ngừa trong giai đoạn bình ổn hậu thuế quan? Với việc kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày càng suy yếu, đây có thể chính là chất xúc tác tiếp theo cho chuyển động lớn sắp tới – dù là đi lên hay đi xuống.
Đã đến lúc Bitcoin phải chứng minh một lần và mãi mãi rằng nó không chỉ là tài sản đầu cơ, mà là một công cụ phòng ngừa hợp pháp và bền vững trong môi trường tài chính toàn cầu nhiều biến động.