Nhiều người lầm tưởng rằng token chưa unlock thì dev không thể chốt lời. Nhưng thực tế, có cả loạt "đường vòng" giúp họ rút tiền mà không ai hay biết. Dưới đây là 6 cách “úp bô” phổ biến nhất – holder cần biết để không trở thành nạn nhân tiếp theo.
1️⃣ Bán Token Không Thuộc Phân Bổ Team
Các pool như marketing, đối tác, cộng đồng, airdrop thường được unlock sớm hơn.
Dev dễ dàng đẩy ra thị trường mà chẳng ai soát được.
Không có audit, không có minh bạch – ai mà biết được họ bán bao nhiêu?
2️⃣ Dựng Lệnh Short Để Ăn Chênh Lệch
Mở vị thế short ở mức giá cao, dev hưởng lợi khi giá dump – chẳng cần bán token thật.
Cách này vừa "ẩn danh", vừa không bị xem là xả.
Có thể nhờ MM (market maker) hỗ trợ mở lệnh nếu không đủ vốn.
3️⃣ Thế Chấp Token Để Vay Stablecoin
Token bị khóa vẫn có thể đem đi cắm vào các lending platform.
Vay USDT, USDC rồi xài hoặc bán lấy tiền thật.
Khi đến hạn unlock, trả nợ là xong – quá gọn gàng, chẳng ai nghi ngờ.
4️⃣ Gọi Vốn Rồi... Lặng Im
Raise vài chục triệu đô, list token, rồi dừng phát triển.
Vẫn hoạt động trên bề mặt, nhưng không có update, không roadmap.
Hệ sinh thái đìu hiu, nhà đầu tư mắc kẹt. Nhìn zkSync là hiểu!
5️⃣ Bán Ngầm Qua OTC (Over-the-Counter)
Dev có thể đẩy token qua giao dịch riêng, không ảnh hưởng giá sàn.
Người mua OTC chấp nhận hold chờ unlock, còn dev thì ung dung gom tiền trước.
Ngoài token team, còn vô số “allocation mờ ám” khác cũng bị bán theo cách này.
6️⃣ Dùng DeFi Để “Tẩu Tán” Lợi Nhuận
Token bị khóa vẫn dùng làm tài sản thế chấp trong giao thức DeFi.
Vay stablecoin, rút về dùng thoải mái.
Trường hợp bị thanh lý? Không sao, coi như mất mát kỹ thuật.
Case điển hình: founder Curve từng chơi bài này.
Tóm lại:
Token bị khóa không có nghĩa là đội ngũ không thể rút tiền. Trò chơi giờ đã tinh vi hơn rất nhiều. Hãy tỉnh táo, vì đôi khi… những gì bạn thấy chưa chắc là sự thật.
#TipMeAndRich