$RUNE

THORChain (RUNE) đã tăng mạnh 15,64% trong 24 giờ qua khi phe bò giành lại thế kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu đồng altcoin này có thể duy trì mức tăng gần 60% trong vòng một tháng qua hay không.

Hiện tại, RUNE đang chịu áp lực trái chiều giữa hoạt động giao dịch giao ngay và hành vi từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ – với một ngưỡng kháng cự quan trọng đang chờ phía trước. Vậy diễn biến tiếp theo sẽ là gì?

RUNE đối mặt với lực cản mạnh

Phân tích biểu đồ cho thấy RUNE đang tiến sát một vùng kháng cự quan trọng tại thời điểm cập nhật. Các vùng kháng cự thường là nơi tập trung các lệnh bán, và hiện đang hình thành quanh mức 2,93 USD.

Nếu RUNE chạm đến ngưỡng này và áp lực bán gia tăng, giá có thể giảm về vùng hỗ trợ 1,768 USD – nơi có khả năng kích hoạt một nhịp phục hồi.

Tuy nhiên, nếu động lực tăng vẫn được duy trì, một cú bứt phá rõ ràng qua mốc 2,93 USD có thể mở ra đà tăng hướng đến vùng 4,14 USD – đỉnh giá gần nhất trước đợt điều chỉnh hồi tháng 2.

Tuy nhiên, các trader giao ngay dường như đang “ghìm chân” đà tăng khi dữ liệu từ CoinGlass cho thấy nhóm này đang tỏ ra thận trọng trước đà tăng. Cụ thể, ngày 22/5, thị trường ghi nhận dòng tiền ra ròng lên tới 1,68 triệu USD, cho thấy khả năng có hoạt động chốt lời hoặc phòng ngừa rủi ro.

Tuy chưa thể khẳng định liệu hoạt động bán này là động thái chốt lời ngắn hạn hay dấu hiệu cho một chu kỳ điều chỉnh sâu hơn, nhưng nếu rơi vào trường hợp thứ hai, RUNE có thể còn đối mặt áp lực giảm giá tiếp diễn.

Liệu thị trường phái sinh có thể giữ giá?

Trái ngược với phe giao ngay, thị trường phái sinh lại mang đến tín hiệu tích cực hơn.

Các chỉ số chính như Hợp đồng mở (OI) và tỷ lệ Long/Short đang củng cố khả năng giá tiếp tục đi lên. Cụ thể, OI – chỉ số theo dõi tổng giá trị các hợp đồng phái sinh chưa tất toán – đã tăng 18,65% trong 24 giờ qua, đạt 86,57 triệu USD. Mặc dù chỉ số này không trực tiếp xác định xu hướng tăng hay giảm, nhưng nó phản ánh mức độ quan tâm và hoạt động mạnh mẽ từ thị trường.

Song song đó, tỷ lệ Long/Short đã tăng lên 1,105, cho thấy phần lớn trader đang đặt cược vào kịch bản tích cực. Nếu lực bán từ thị trường giao ngay không quá lớn, xu hướng nghiêng về lệnh Long có thể là yếu tố giữ giá.

Cụm thanh khoản sẽ “dẫn đường” cho giá?

Trong bối cảnh tín hiệu trái chiều giữa hai thị trường, chúng ta hãy cùng nhìn vào Biểu đồ nhiệt thanh khoản (Liquidation Heatmap) để tìm hiểu xu hướng tiếp theo. Cụ thể, biểu đồ nhiệt này làm nổi bật các cụm thanh khoản – tức các vùng có nhiều lệnh đang chờ thanh lý bằng các vùng màu (trừ màu đen), vốn thường đóng vai trò như nam châm hút giá.

Hiện có nhiều cụm thanh khoản xuất hiện bên dưới mức giá hiện tại, đặc biệt quanh vùng 1,7 USD, cho thấy nếu giá giảm, các đợt thanh lý có thể kích hoạt một nhịp phục hồi kỹ thuật.

Ngược lại, nếu giá tăng trước, RUNE sẽ phải đối phó với ngưỡng kháng cự tiếp theo quanh mốc 2,3 USD, trùng với vùng kháng cự kỹ thuật trên biểu đồ, trước khi có khả năng điều chỉnh thêm một nhịp nữa.