Thay đổi tư duy:

Level 1: Thị trường bị chi phối.

Level 2: Thị trường “được” chi phối.

Level 3: Thị trường ..… “được” chi phối.

Theo ae điền từ gì vào chỗ …..

-

“đôi khi”.

Không phải lúc nào thị trường cũng bị chi phối. Giá về cơ bản sẽ chạy theo cung cầu và PTCB trong dài hạn. Nhưng ở mỗi giai đoạn tạo lập sẽ cố gắng chi phối để khai thác lợi nhuận.

Đó là lý do vì sao có những thời điểm giá chạy rất hỗn loạn nhưng có những thời điểm lại chạy rất đúng kỹ thuật or tự nhiên bẻ kỹ thuật.

Level 4: Thị trường đôi khi được chi phối bởi smart money.

Level 5: Thị trường đôi khi được thao túng bởi … … …

-

“nhiều smart money”

Một thị trường, một đồng coin không chỉ có duy nhất một nhóm chi phối. Có thể có nhiều nhóm cùng hoạt động đồng thời hoặc không đồng thời.

Bạn sẽ thấy rõ điều này ở các dự án non-product như memecoin. Một nhóm CTO rời bỏ một nhóm khác sẽ vào thay thế. Do vậy, có những chart mọi người đọc hành vi đang thể hiện phân phối bởi một nhóm nhưng thực ra đang bị gom lại bởi một nhóm khác. Không nhất thiết phải mua thấp bán cao, lợi nhuận có thể đạt được bằng việc mua cao và bán cao hơn.

Đối với các dự án có sản phẩm (tức không CTO được) thì các nhóm chi phối thường là Cx hoặc tổ chức có sức ảnh hưởng. Mục tiêu là các dự án ít thanh khoản, gom > ra news > pump > exit.

Còn các dự án vốn hoá lớn hoặc cả thị trường thì sự chi phối sẽ phụ thuộc vào quy mô của nhóm. Tiềm lực nhỏ chi phối khung nhỏ, tiềm lực lớn chi phối khung thời gian lớn.

Thay chi phối = thao t để đọc dễ vào hơn.

Level 6, 7, 8, 9, 10.