🎮 Giới thiệu Huma Finance (HUMA) trên Binance Launchpool! Farm HUMA bằng cách khóa BNB, FDUSD và USDC
🔸 Binance rất vui mừng thông báo về dự án thứ 70 trên Binance Launchpool Huma Finance (HUMA)
🔗 Huma Finance (HUMA) , một mạng lưới PayFi đẩy nhanh thanh toán xuyên biên giới và thanh toán bằng thẻ với khả năng truy cập tức thời vào thanh khoản.
Bjelic viết trên X: “...Khi các dự án phát triển và trưởng thành, việc tầm nhìn phát triển và đôi khi khác biệt là điều tự nhiên. Với suy nghĩ này, tôi không còn có thể đóng góp hết khả năng của mình cho Polygon nữa...”
Bjelic sẽ từ chức khỏi vị trí của mình tại studio phát triển blockchain chính, Polygon Labs, và khỏi ban quản trị Polygon Foundation. Năm 2017, ông đồng sáng lập Ethereum Layer 2 nổi tiếng, ban đầu được gọi là Matic Network, cùng với Jaynti Kanani, Sandeep Nailwal và Anurag Arjun.
The Smarter Web Company PLC, một công ty công nghệ niêm yết tại Vương quốc Anh 🇬🇧, vừa mua thêm 23,09 BTC ở mức giá trung bình 80.126 bảng Anh (107.424 USD) mỗi BTC.
Với lần mua này, tổng số Bitcoin mà công ty đang nắm giữ đã tăng lên 58,71 BTC, với tổng vốn đầu tư 4,54 triệu bảng Anh, tương ứng mức giá mua trung bình là 77.326 bảng Anh (103.671 USD) mỗi BTC.
Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã trì hoãn quyết định đối với một loạt ETF liên quan đến crypto, bao gồm các quỹ của Bitwise, CoinShares và Fidelity, liên quan đến XRP, Litecoin, Bitcoin và Ethereum (theo hình thức giao dịch in-kind).
Theo James Seyffart từ Bloomberg, SEC có thể sẽ tiếp tục trì hoãn việc phê duyệt các ETF crypto, có khả năng kéo dài đến quý 4 năm 2025.
Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã trì hoãn quyết định đối với một loạt ETF liên quan đến crypto, bao gồm các quỹ của Bitwise, CoinShares và Fidelity, liên quan đến XRP, Litecoin, Bitcoin và Ethereum (theo hình thức giao dịch in-kind).
Theo James Seyffart từ Bloomberg, SEC có thể sẽ tiếp tục trì hoãn việc phê duyệt các ETF crypto, có khả năng kéo dài đến quý 4 năm 2025.
🔥 Ngân hàng JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup, Wells Fargo cùng nhiều ngân hàng lớn khác của Mỹ đang bắt tay phát triển một dự án stablecoin nhằm cạnh tranh trực tiếp với ngành crypto.
Dự án này được triển khai thông qua các liên doanh do các ngân hàng cùng sở hữu, bao gồm Early Warning Services (EWS), đơn vị đứng sau mạng thanh toán ngang hàng Zelle và The Clearing House (TCH), hệ thống xử lý thanh toán tức thời giữa các ngân hàng. Các bên đang phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy sáng kiến stablecoin này.
Mỹ 🇺🇸 và Trung Quốc 🇨🇳 đã đồng ý duy trì liên lạc sau cuộc điện đàm giữa Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc và Phó Ngoại trưởng Mỹ Christopher Landau hôm nay.
Hai bên đã trao đổi về các vấn đề quan trọng, tuy nhiên chi tiết không được tiết lộ. Các tuyên bố từ cả hai phía đều nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ song phương và sự cần thiết của việc duy trì đối thoại thường xuyên.
Rất nhiều bạn hứng thú với câu chuyện Bitcoin Pizza 🍕 Day của Laszlo. Bên dưới là câu chuyện đầy đủ."
Ngày 22/5 hằng năm được cộng đồng crypto kỷ niệm với cái tên Bitcoin Pizza Day, ngày đánh dấu giao dịch thực tế đầu tiên bằng Bitcoin. Vào ngày này năm 2010, lập trình viên kiêm thợ đào Bitcoin Laszlo Hanyecz đã dùng 10.000 BTC để mua hai chiếc pizza từ Papa John’s, qua đó giúp Bitcoin lần đầu tiên có được giá trị sử dụng trong đời thực.
Thời điểm đó, Bitcoin gần như không có giá trị. Nhưng điều đáng nói là Laszlo không chỉ thực hiện một giao dịch duy nhất mà anh thường xuyên cho tặng hoặc dùng một lượng lớn BTC để khuyến khích người khác tham gia, trong đó có việc nhờ ai đó mua giúp pizza để đổi lấy BTC. Vì vậy, danh tính người nhận 10.000 BTC không thực sự quan trọng. Điều cốt lõi chính là hành động của Laszlo đã góp phần định hình giá trị ban đầu và mở đường cho Bitcoin trở thành phương tiện thanh toán.
Laszlo từng chia sẻ rằng anh cảm thấy như “chiến thắng cả internet” vì đam mê của mình lại có thể mang về bữa tối. Từ tháng 5 đến tháng 8/2010, anh tiếp tục giữ lời đề nghị "mua pizza đổi BTC", và ước tính trong khoảng thời gian đó Laszlo đã tiêu tới 79.000 BTC chỉ để ăn pizza, con số này theo giá hiện tại trị giá hơn 8,7 tỷ USD.
Thống đốc Fed Christopher Waller nhấn mạnh rằng ông vẫn tin rằng thuế quan sẽ chỉ gây ra một đợt tăng giá một lần, và nói thêm rằng theo Reuters, “sách lược tiêu chuẩn của Fed là bỏ qua các tác động giá một lần”:
Thống đốc Fed Christopher Waller:
– “Thị trường đang theo dõi chính sách tài khóa và có nhiều lo ngại.”
– “Thị trường đang mong đợi kỷ luật tài khóa cao hơn.”
– “Fed sẽ không mua trái phiếu trong các phiên đấu giá sơ cấp.”
– “Dữ liệu cứng cho thấy nền kinh tế đang hoạt động khá tốt, hiện chưa thấy tác động rõ rệt từ thuế quan.”
– “Nếu thuế quan chỉ quanh mức 10% thì nền kinh tế vẫn ổn trong nửa cuối năm.”
– “Nếu thuế quan ổn định trở lại, Fed có thể ở vị thế để cắt giảm lãi suất vào cuối năm.”
– “Hiện tôi lạc quan hơn nhiều so với tháng trước về vấn đề thuế quan.”
– “Rất hy vọng con đường mà chính quyền hiện tại đang đi là đúng đắn.”
– “Các doanh nghiệp đang tạm dừng kế hoạch nhưng không hủy bỏ.”
– “Chưa thấy nhiều dấu hiệu cho thấy thuế quan sẽ khiến lạm phát kéo dài.”
Sàn giao dịch phi tập trung Cetus trên blockchain Sui vừa trải qua một vụ tấn công nghiêm trọng, với tổng thiệt hại ước tính từ 220–230 triệu USD. Theo chia sẻ từ CPO của Sui – @EmanAbio, khoảng 150–160 triệu USD trong số tài sản bị đánh cắp đã được đóng băng và sẽ sớm được hoàn trả lại vào các pool của Cetus. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do lỗi trong smart contract.
Dữ liệu on-chain từ công ty bảo mật Hacken cho thấy ít nhất 63 triệu USD đã được chuyển sang Ethereum, trong đó có giao dịch lớn gồm 20.000 ETH. Khối lượng giao dịch trên Cetus vào ngày 22/5 bất ngờ tăng vọt lên 2,9 tỷ USD, nhiều khả năng là do hacker rút tài sản hàng loạt.
Hệ sinh thái Sui cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi nhiều token giảm trên 75%, một số như AXOL lao dốc gần 99,5%. Giao thức cho vay Scallop đã phải tạm ngưng toàn bộ hoạt động vay để kiểm soát rủi ro. Hiện tại, Cetus đã tạm dừng smart contract và đang phối hợp cùng các bên liên quan để điều tra vụ việc.
Dự luật nhằm thiết lập khung pháp lý quản lý stablecoin (GENIUS Act), vừa được thông qua "motion to proceed", cho phép Thượng viện 🇺🇸 bắt đầu xem xét dự luật
Hiện dự luật đang bước vào giai đoạn sửa đổi, đàm phán các điều khoản then chốt.
Do cuộc bỏ phiếu Cloture (kết thúc tranh luận) đã được thông qua cách đây 2 ngày, Thượng viện giờ đây có thể chấm dứt tranh luận hoặc ngăn chặn hành vi trì hoãn, và tiến hành bỏ phiếu cuối cùng khi đã sẵn sàng.
Nếu dự luật được Thượng viện thông qua, nó sẽ được chuyển sang Hạ viện. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, dự luật sẽ sẵn sàng để Tổng thống Trump ký ban hành thành luật.
Thị trường chứng khoán Mỹ đang giảm, khi các nhà đầu tư lo ngại về việc lợi suất công trái phiếu tăng cao, do những lo ngại liên quan đến việc Moody’s hạ xếp hạng trái phiếu chính phủ Mỹ và tình hình nợ công.
Bên cạnh đó, đề xuất cắt giảm thuế mới cũng làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể khiến vấn đề nợ công trở nên trầm trọng hơn.
🔥 Nhu cầu đối với trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 20 năm trong phiên đấu giá trị giá 16 tỷ USD hôm nay đã yếu, khiến lợi suất tăng lên mức cao nhất trong năm. Nhà đầu tư chấp nhận mức lợi suất 5,047%, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 4,613% của sáu phiên đấu giá gần đây, phản ánh lo ngại về sự bất ổn trong chính sách kinh tế của Mỹ.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 10/2023 mà lợi suất trái phiếu kỳ hạn 20 năm vượt mốc 5%. Sau kết quả đấu giá, lợi suất trái phiếu 20 năm tăng lên 5,103%, trong khi lợi suất kỳ hạn 30 năm cũng đạt mức cao nhất trong năm là 5,071%.
Lợi suất tăng đồng nghĩa với giá trái phiếu giảm, cho thấy sự sụt giảm trong nhu cầu nắm giữ nợ dài hạn của Mỹ.
David Sacks cho biết dự luật stablecoin (GENIOUS Act) hiện đang nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ 🇺🇸. Cụ thể, ít nhất 15 Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đã bỏ phiếu đồng thuận để vượt qua ngưỡng cloture, tức là chấm dứt tranh luận và loại bỏ khả năng bị trì hoãn. Ông tin rằng với sự đồng thuận như vậy, dự luật sẽ gần như chắc chắn được thông qua.
Lý do chính khiến ông tin vào khả năng được thông qua của dự luật là vì stablecoin mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Stablecoin tạo ra một hệ thống thanh toán mới cho nước Mỹ: nhanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn. Không chỉ giúp tối ưu hóa hạ tầng thanh toán, nó còn đóng vai trò củng cố sự thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ trong môi trường kỹ thuật số.
Quan trọng hơn, stablecoin có tiềm năng tạo ra hàng tỷ đến hàng nghìn tỷ USD nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Mỹ. Đây là yếu tố then chốt giúp tăng nguồn lực tài chính quốc gia. David Sacks nhấn mạnh rằng hiện tại đã có hơn 200 tỷ USD stablecoin lưu hành trên thị trường, nhưng chúng vẫn đang nằm ngoài khuôn khổ pháp lý. Nếu Hoa Kỳ ban hành luật để minh bạch hóa và điều chỉnh lĩnh vực này, ông tin rằng nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc có thể tăng vọt chỉ sau một đêm.
Chia sẻ của Nathan Allman, nhà sáng lập kiêm CEO của Ondo Finance, về quan hệ đối tác với JP Morgan (ngân hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ):
Ondo Finance vừa thực hiện một giao dịch thử nghiệm đầu tiên với JP Morgan, trong đó các khoản tiền gửi được mã hóa từ blockchain tư nhân Kinexys của JP Morgan đã được sử dụng để mua công trái phiếu được mã hóa trên blockchain công khai của Ondo. Đây là lần đầu tiên có sự kết nối giữa một blockchain ngân hàng được kiểm soát và một blockchain công khai, một bước tiến quan trọng trong việc kết nối tài sản truyền thống với thế giới tài chính phi tập trung (DeFi).
Giao dịch này diễn ra trên mạng thử nghiệm của OndoChain và đóng vai trò như một bằng chứng về tính khả thi của công nghệ. Bước tiếp theo sẽ là triển khai đầy đủ vào sản xuất, với sự hợp tác chặt chẽ giữa Ondo, JP Morgan và Chainlink. Khi hoàn thiện, hệ thống sẽ cho phép khách hàng của cả JP Morgan và Ondo có thể giao dịch các sản phẩm tiền mặt được mã hóa 24/7 một cách linh hoạt và không gián đoạn.